Tin tức sự kiện

Sự quan trọng của ngành nhựa Việt Nam hiện nay? Những thuận lời và khó khăn của sự phát triển ngành nhựa trong tình hình kinh tế toàn cầu

 

Nhựa góp phần cho sự phát triển của nhiều ngành và lĩnh vực kinh tế khác như điện, điện tử, viễn thông, giao thông vận tải, thủy sản, nông nghiệp…Chính vì thế mà ta không thể phủ nhận sự quan trọng của ngành công nghiệp nhựa đối với sự phát triển kinh tế chung hiện nay

 

 

 

 I. Nhựa là gì?

 

Nhựa được biết đến như là chất dẻo hoặc polymer dùng để sản xuất ra nhiều loại đồ dùng trong đời sống sinh hoạt bởi tính bền dẻo và đa năng của nó.

Nhựa còn góp phần cho sự phát triển trong nhiều ngành và lĩnh vực khác như :  điện, viễn thông, giao thông vận tải, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp…Vì những lý do trên Nhựa được xem là phần không thể thiếu trong việc phát triển nền kinh tế của thế giới

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhựa càng được ứng dụng rộng rãi và dần trở thành vật liệu thay thế cho những vật liệu truyền thống khác như gỗ, kim loại, silicat…

                                                                                  

 

II. Tổng quan về Ngành nhựa Việt Nam

 

                                              

 

Hiện tại, các sản phẩm của nhựa Việt Nam đã có mặt tại 151 thị trường trên thế giới, kể cả những thị trường đòi hỏi chất lượng cao, tiêu chuẩn kỹ thuật tối ưu như Nhật Bản, Mỹ, EU. Trước những khó khăn chung của thị trường, nhưng các sản phẩm ngành nhựa Việt Nam vẫn có nhiều lợi thế so với các nước xuất khẩu đồ nhựa khác. Các mặt hàng nhựa của Việt Nam có khả năng thâm nhập thị trường tương đối tốt, được đánh giá có khả năng cạnh tranh cao, nhạy bén trong việc tiếp vận với công nghệ sản xuất hiện đại.

Đến nay toàn ngành Nhựa Việt Nam gồm khoảng hơn 2.000 doanh nghiệp trải dài từ Bắc vào Nam và tập trung chủ yếu ở Tp.HCM (tại Tp.HCM chiếm hơn 84%) thuộc mọi thành phần kinh tế với hơn 99,8% là doanh nghiệp tư nhân.

Thành phần kinh tế tư nhân vốn được đánh giá là một bộ phận năng động trong toàn bộ nền kinh tế, do đó có thể nói rằng ngành Nhựa là một trong những ngành kinh tế có tính năng động ở nước ta. Các sản phẩm thế mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam là bao bì, sản phẩm nhựa tiêu dùng, nhựa xây dựng và sản phẩm nhựa kỹ thuật cao.

Sản phẩm của ngành Nhựa rất đa dạng và ngày càng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành. Trong lĩnh vực tiêu dùng, sản phẩm từ nhựa được sử dụng làm bao bì đóng gói các loại, các vật dụng bằng nhựa dùng trong gia đình, văn phòng phẩm, đồ chơi v.v. Trong các ngành kinh tế khác, các sản phẩm từ nhựa cũng được sử dụng ngày càng phổ biến; đặc biệt trong một số ngành, nhựa còn trở thành một nguyên liệu thay thế cho các nguyên liệu truyền thống, như trong xây dựng, điện - điện tử v.v.

Những sản phẩm đòi hỏi chất lượng cao như ống dẫn dầu, đồ nhựa cho ôtô và máy vi tính cũng đã được các doanh nghiệp nhựa Tiền Phong, Cát Thái, Tân Tiến, Bình Minh sản xuất thành công.

Ngành nhựa là một trong những ngành công nghiệp khá non trẻ của Việt Nam nhưng có tốc độ phát triển rất nhanh. Cho đến nay ngành này đã có hơn 4.000 doanh nghiệp trong đó hơn 99% là doanh nghiệp tư nhân, tập trung chủ yếu ở khu vực miền Nam (chiếm tới trên 80% số doanh nghiệp nhựa cả nước) do đây là khu vực tập trung nhiều khu công nghiệp chế biến là đầu ra của các sản phẩm nhựa bao bì. Đa số các doanh nghiệp ngành nhựa là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có tới hơn 90% doanh nghiệp nhựa Việt Nam làm gia công cho nước ngoài mà chưa xây dựng được thương hiệu riêng của mình.

Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam nhìn chung vẫn còn thấp do chủ yếu có quy mô nhỏ và trình độ công nghệ hạn chế. Hiện tại, các doanh nghiệp nhựa Việt Nam sử dụng chủ yếu công nghệ của Trung Quốc. Máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tới hơn 40%. Tuy nhiên, gần đây nhiều doanh nghiệp nhựa đã đầu tư sử dụng công nghệ cao hơn của Hàn Quốc, Nhật Bản cho các sản phẩm nhựa kỹ thuật, hay công nghệ Đức cho các sản phẩm nhựa xây dựng

 

III.  Những thuận lời và khó khăn của sự phát triển ngành nhựa trong tình hình kinh tế toàn cầu

 

1. Thuận lợi cho phát triển ngành nhựa Việt Nam

 

Xuất khẩu nhựa của Việt Nam chủ yếu đến từ nhóm những công ty FDI (chiếm 60% giá trị xuất khẩu toàn ngành), những công ty này sử dụng những công nghệ tiên tiến, đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng của các thị trường nước ngoài. Như vậy, trong thời gian tới, ngành nhựa đang có được nhiều thuận lợi cho những bước phát triển mới như:

- Ngành nhựa Việt Nam có năng lực cạnh tranh tốt ở một số dòng sản phẩm như bao bì, đồ gia dụng và nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào công nghệ để cho ra được các sản phẩm đáp ứng yêu cầu cao của các thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ.

- So với nhiều đối thủ cạnh tranh, nhựa Việt Nam có một số ưu thế như: có giá cả cạnh tranh hơn do có nguồn nhân lực giá rẻ dồi dào, được hưởng thuế quan ưu đãi GSP của EU và các cam kết FTA với các thị trường. khả năng tiếp cận với nguồn nguyên liệu tái chế giá rẻ (do chính sách quản lý nhập khẩu nhựa tái chế của Việt Nam còn tương đối thoáng)

- Các đối thủ cạnh tranh lớn của nhựa Việt Nam tại các thị trường lớn như EU, Mỹ  như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia đã bị áp thuế chống bán phá giá của EU đối với một số sản phẩm túi nhựa từ năm 2006. Vì vậy, các sản phẩm nhựa Việt Nam đã có một khoảng thời gian có lợi thế cạnh tranh khi xuất khẩu so với các đối thủ này để có thể chiếm lĩnh một phần thị trường tiềm năng này.

 

2. Khó khăn của ngành nhựa Việt Nam

 

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi kể trên, ngành nhựa cũng còn gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển khi ngành vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên liệu, những khó khăn được điểm ra như sau:

- Thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,... khó tính với nhiều yêu cầu cao về chất lượng và mẫu mã trong khi nhựa Việt Nam chưa có nhiều sản phẩm chất lượng cao do công nghệ sản xuất vẫn còn nghèo nàn, chưa tự sản xuất được các dây chuyền, khuôn đúc phải phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu nên mẫu mã sản phẩm chưa đa dạng, phong phú.

- Việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên giá cả và số lượng sản xuất của các doanh nghiệp thường không ổn định, phụ thuộc vào biến động thị trường nhập khẩu.

- Nhiều doanh nghiệp sản xuất nhựa Việt Nam vẫn chưa chú trọng vào xây dựng thương hiệu, tìm kiếm đối tác, thị trường, chuyên nghiệp hóa trong các khâu chào hàng, bán hàng, hậu mãi… nên chưa tạo được quan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác nhập khẩu.

- Khách hàng từ các thị trường khó tính rất quan tâm đến các vấn đề xã hội như lao động (doanh nghiệp sản xuất nhựa có đảm bảo đầy đủ các quyền lợi của người lao động hay không), môi trường (các sản phẩm nhựa có thể tái chế, có thể phân hủy hay không, quy trình sản xuất có gây ô nhiễm môi trường không)… trong khi nhiều doanh nghiệp Việt Nam có thể chưa đảm bảo thật đầy đủ các yêu cầu này.

 

Công ty TNHH kỹ thuật IPF Việt Nam là đơn vị chuyên cung cấp và thi công bồn , bể nhựa PP. Tự hào là đơn vị cung

cấp sản phẩm uy tín, luôn sát cách đồng hành cùng các nhà thầu cơ điện, các đơn vị sản xuất....

Liên hệ : Công ty TNHH kỹ thuật IPF Việt Nam

Địa chỉ : số 394 đường Hữu Hưng, phường Tây Mỗ, Quận Nam Từ liêm, Thành Phố Hà Nội.

Email: sales.ipfvietnam@gmail.com           

Điện Thoại :0975.360.629